Team building – chung tay gắn kết
Chương trình Team buiding thường được tổ chức vào dịp cuối năm hoặc hè ở hầu hết các công ty. Đây là dịp để tập thể thể hiện sự đoàn kết, các đồng nghiệp có thời gian để hiểu nhau hơn, giải quyết những vấn đề và trên hết để tham gia các hoạt động vui chơi tập thể nhằm mang lại những giờ phút thư giãn và có ý nghĩa giáo dục cao.
Không có một cách học hỏi nào hiệu quả hơn việc được trực tiếp trải nghiệm và khám phá. Vì vậy, các hoạt động Team buiding được xây dựng với mục đích mang lại chuyến trải nghiệm vô cùng thú vị để nhân viên và tổ chức doanh nghiệp gắn bó, rèn luyện tinh thần tập thể. Vậy Team buiding là gì? Và Team buiding gồm những hoạt động ý nghĩa thú vị nào?
Team building (Xây dựng đội ngũ) là gì?
Team building thực chất là một chương trình hoặc một khóa học (thông thường được tổ chức ngoài trời) dựa trên các trò chơi khác nhau để cho học viên (những người tham gia) trải nghiệm các tình huống trước, sau dựa trên các câu hỏi, tình huống của giảng viên (facilitator) đưa ra để rút ra các bài học thực tiễn trong công việc, nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi cá nhân hoặc cách kết nối/ phối hợp các thành viên trong một nhóm khi làm việc chung với nhau để cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức/ doanh nghiệp đó.
Những tổ chức/đơn vị nào cần thực hiện Teambuilding?
Team building là chương trình/khóa học cần thiết cho hầu hết các đơn vị trong đó cần có sự phối hợp làm việc của các cá nhân và bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức, một bộ phận. Teambuilding lại càng thực sự cần thiết cho những tổ chức mà ở đó xuất hiện những mâu thuẩn và thiếu sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên và bộ phận. Ngoài ra Teambuilding cũng cần thiết cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhiều văn phòng, chi nhánh đặt tại các vùng, miền địa lý khác nhau trên cả nước và nước ngoài. Đây còn là dịp để cho các thành viên tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ làm việc với nhau.
3.Kết quả của Teambuilding là gì?
Sau một chương trình Teambuilding, các kết quả, bài học thường được rút ra là:
-Việc giao tiếp với nhau dễ dàng và hiệu quả hơn nhất là đối với các nhân viên không cùng chung một bộ phận trong công ty, hoặc những người cùng chung bộ phận nhưng ít có dịp làm việc chung với nhau.
-Thực tập trở thành team leader thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, phân công công việc, bố trí, sắp xếp các thành viên và tài nguyên hợp lý để hướng đội đến việc đạt mục tiêu chung.
-Dựa trên sức mạnh tập thể để sáng tạo và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
-Nhận biết tính cách của các thành viên khác trong đội, điểm mạnh và điểm yếu của từng người để cùng bổ sung và phối hợp với nhau làm việc tốt hơn.
-Khả năng dự báo, lập kế hoạch, đề phòng rủi ro, xử lý các tình huống bất ngờ …
-Quản lý và sử dụng tốt tài nguyên của doanh nghiệp.
-Xây dựng được tinh thần đoàn kết, niềm tin lẫn nhau, tính cạnh tranh lành mạnh giữa các đội với nhau, nhận ra được “bức tranh toàn diện” và cùng hướng đến thành công chung của tập thể công ty.
-Tạo ra bầu không khí thư giãn, thoải mái, vừa vui vừa học để giảm stress trong công việc hàng ngày.
-Ngoài ra tùy vào tính chất công việc và yêu cầu của ban lãnh đạo công ty, ban tổ chức chương trình Teambuilding có thể sẽ đưa vào các ý nghĩa khác dành riêng cho các bộ phận bán hàng, dự án, sản xuất.…
4. Công tác tổ chức chương trình team building như thế nào?
Chương trình Teambuilding thường được các công ty du lịch, hoặc các công ty tổ chức sự kiện tổ chức kết hợp với chuyến tham quan, nghỉ mát hàng năm của doanh nghiệp. Thời gian dài hoặc ngắn tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp( thông thường từ 3-5 ngày là hợp lý)
Số luợng học viên tham gia Teambuilding lý tưởng là từ 15 đến 30 người cùng làm việc chung trong cùng công ty. Teambuilding có thể được tổ chức cho những công ty có số lượng từ 100 đến 200 nhân viên cùng tham dự, tuy nhiên công tác tổ chức phải hết sức quy mô và chi tiết.
Dụng cụ là một vấn đề quan trọng không thể thiếu trong các chương trình Teambuilding, số người tham gia càng đông, dụng cụ càng nhiều và cồng kềnh vì thế đơn vị tổ chức Teambuilding luôn cần một đội ngũ nhân viên chuẩn bị và hỗ trợ trước và trong thời gian thực hiện Teambuilding.
Đơn vị thực hiện Teambuilding sẽ đứng ra tổ chức chương trình và đặt các dịch vụ như: vận chuyển, khách sạn, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cho học viên.
Teambuilding có thể kết hợp thêm chương trình Gala dinner – được thực hiện vào buổi tối để tạo thêm niềm vui, sự hiểu biết và tinh thần đoàn kết.
.Thời lượng chương trình và địa điểm tổ chức Teambuilding như thế nào cho phù hợp?
– Thời lượng chương trình: Tuỳ vào nhu cầu của từng tổ chức, doanh nghiệp, thời gian thực hiện Teambuilding thông thường là ½ ngày đến 1 ngày(có thể dài hơn theo yêu cầu của từng tổ chức, doanh nghiệp).
– Về địa điểm tổ chức: Theo kinh nghiệm của chúng tôi, Teambuilding được thực hiện tốt nhất tại các Resort nơi có nhiều địa hình khác nhau để lựa chọn, phần lớn là tại các khu vực ngoài trời có địa hình đa dạng khác nhau như bãi đất trống, hồ bơi, bãi biển, bãi cỏ …. Hiện tại ở phía Bắc, các resort tại Hà Nội, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá… là những địa điểm lý tưởng được lựa chọn.
Các Chương trình gala thường gặp và ý nghĩa sâu sắc của gala
Gala dinner có thể hiểu là chương trình sự kiện kết hợp với ăn tối, mục tiêu của chương trình rất da dạng, tuỳ theo tính chất của vấn đề cần đạt được để nhà thực hiện đưa ra những ý tưởng phù hợp.Tùy theo văn hóa doanh nghiệp cũng như tính chất bữa tiệc mà ban tổ chức có thể đưa ra các thực đơn cũng như các hoạt động phù hợp vui chơi trên sân khấu.
Gala Dinner có nhiều hình thức tổ chức, nhiều hoạt động đi kèm, tuy nhiên tùy vào văn hóa doanh nghiệp mà đơn vị tổ chức Gala Dinner sẽ sắp xếp, xây dựng kế hoạch, kịch bản Gala Dinner phù hợp. Hiện nay, tại Việt Nam đang có những loại hình tổ chức Gala Dinner điển hình sau:
1.Tiệc liên hoan cuối năm
Một loại hình tiệc rất phổ biến với các doanh nghiệp sau một năm làm việc, họ muốn có một bữa tối với các hoạt động sân khấu hoặc các trò chơi trên sân khấu dành cho các thành viên tham gia thể hiện mình, thư giãn. Thông qua chương trình này, các cấp lãnh đạo công ty có sự tưởng thưởng đặc biệt cho những nhân viên suất sắc, vinh danh những có đóng góp lớn nhưng thầm lặng phía sau.
2.Gala dinner trong chương trình du lịch:
Trong những chuyến đi ngắn ngày đến các địa điểm du lịch, sau thời gian tham quan hay tham gia các hoạt động trò chơi bãi biển, trò chơi tập thể… nhà tổ chức có thể đưa ra chương trình gala dinner để tăng những tiếng cười sảng khoái làm chuyến đi thêm ý nghĩa.Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tổ chức 1 buổi gala vui vẻ để trao đổi, lấy ý kiến khách hàng thay vì những buổi hội nghị cứng nhắc, nhàn chán thông thường.
3. Gala Dinner chào đón năm mới
Tương tự như bữa tiệc liên hoan cuối năm, tiệc chào đón năm mới là một chương trình được tổ chức để mừng năm mới đến, bắt đầu một năm mới an lành, may mắn, phát triển.Đây cũng là dịp để công ty đưa ra những mục tiêu cũng như định hướng thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say của tập thể công ty trong năm mới
4.Gala Dinner gặp mặt, tri ân khách hàng
Tổ chức hội nghị khách hàng, tri ân khách hàng chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp xây dựng và củng cố được thương hiệu, tạo dựng và khẳng định mối quan hệ với khách hàng của mình.Như đã nói ở trên , hiện nay chương trình gala gặp gỡ khách hàng rất hay được tổ chức xen kẽ chương trình thăm quan du lịch nhằm mục đích tri ân khách hàng sâu sắc và củng cố mối liên kết giữ công ty và khách hàng
Dù tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào thì Team building và Gala dinner không chỉ là dịp để doanh nghiệp tri ân khách hàng, đối tác và nhân viên. Đây cũng được coi là thời điểm để doanh nghiệp tổng kết kết quả hoạt động của một năm đã qua, bên cạnh đó đây cũng được coi là dịp để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và nâng tầm thương hiệu trong mắt đối tác, khách hàng và truyền thông, những hình ảnh đẹp về sự kiện sẽ là bước đà quan trọng để doanh nghiệp hướng tới những hoạt động quan trọng cho năm tới.